Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện công nghiệp Kiwa MK-30RE

Quy trình nấu cơm, một số lưu ý về an toàn, bảo quản sản phẩm với Kiwa MK-30RE


* QUY TRÌNH NẤU CƠM (có sử dụng chụp):
1. Đặt chụp nhôm vào giữa lòng nồi .
2. Vo gạo, đổ gạo vào lòng nồi.
3. Cho nước vào nồi, chia tỉ lệ nước thích hợp với gạo.
4. Đặt lòng nồi (ruột nồi) vào vỏ nồi cơm điện.
5. Nối nguồn điện, nhấn nút nấu, đèn chuyển từ vàng sang đỏ.
6. Sau khi cơm cạn nút nấu tự động nhảy lên. Sau khi nút nấu nhảy lên không được mở nắp
nồi trong vòng 20 phút để cơm chín.
7. Nguồn điện 220V; Công suất tiêu thụ: 2650W
Lưu ý:
Thử hoạt động của nồi cơm điện công nghiệp:
1. Đặt lòng nồi vào vỏ nồi, đổ khoảng 100-200mm nước vào lòng nồi.
2. Nhấn nút nấu, đèn chuyển từ vàng sang đỏ.
3. Sau khi nước trong lòng nồi cạn khoảng từ 30 giây đến 2 phút, nút nấu tự động nhảy lên, đèn
chuyển sang màu vàng.
* Nếu nồi cơm điện công nghiệp hoạt động không đúng như trên, xin liên hệ với Trung Tâm Bảo Hành để
được hướng dẫn thêm
Các vấn đề về an toàn:
1- Khi lấy cơm ra khỏi nồi, khi di chuyển nồi hoặc vệ sinh nồi phải ngắt nguồn điện hoàn toàn
2- Đường dây tải điện sử dụng cho 01 nồi phải từ 15A trở lên
3- Không được ngâm đáy ruột nồi vào nước
4- Giữ bề mặt mâm nhiệt luôn sạch sẽ
5- Tránh xa tầm tay trẻ em
6- Nồi phải được nấu đối vào đường dây tiếp dất của lưới điện công nghiệp đúng kỹ thuật
7- Khi có hiện tượng bất thường phải liên hệ với phòng bảo hành để được giải quyết.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
- Thông thường, nồi cơm điện công nghiệp KIWA MK-30RE có thể nấu tối đa 4-5 kg gạo thường. Trong
trƣờng hợp nấu “gạo tấm” hoặc “gạo dẻo” nên NẤU ÍT GẠO (tối đa 3 kg), đồng thời đặt một
“vỉ lót” hoặc “chụp nhôm” vào giữa đáy nồi để giúp việc rút nước tốt hơn, tránh bị khét cơm. Đặt “vỉ
lót” hoặc “chụp nhôm” vào giữa lòng nồi trước khi đổ gạo vào.
Kế tiếp : Hướng dẫn sử dụng nồi cơm gas Kiwa MK-90RA
Lùi lại : Hướng dẫn sử dụng nồi cơm gas Kiwa MK-55RA
hoc dien cong nghiep

Nguồn : Internet

Xây dựng điện công nghiệp mặt trời Việt Nam trong xu thế chung của thế giới

Mặc dù trong nửa đầu thế kỷ 21, nguồn hóa thạch vẫn còn chiếm vai trò chủ đạo cung cấp nhu cầu năng lượng của nhân loại nhưng chúng đang trên đường cạn kiệt và là thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, loài người đang nỗ lực tìm tòi và khai thác các nguồn năng lượng thay thế. Theo những số liệu dự báo, ngay từ sau năm 2050, năng lượng tái tạo (NLTT) sẽ giữ vai trò chủ đạo cung cấp năng lượng cho con người, trong đó điện mặt trời (ĐMT) sẽ vươn lên vị trí độc tôn, cung cấp tới 3/4 nhu cầu năng lượng của nhân loại vào năm 2100.

Điện công nghiệp mặt trời trên thế giới

Trong vòng khoảng 15 năm qua ĐMT phát triển rất nhanh, với tốc độ trung bình là 25%/năm. Công nghiệp điện mặt trời bao gồm quang điện mặt trời (QĐMT) và nhiệt điện mặt trời (NĐMT).

điện-công-nghiệp

Sản lượng điện mặt trời của thế giới 1995-2008

Quang điện mặt trời tiếp tục là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới. Thị trường QĐMT thể hiện ba xu hướng rõ ràng là: Loại hình “Tòa nhà ĐMT/ Mái nhà ĐMT” (Building integrated Photovoltaic-BIPV) ngày càng gia tăng; Công nghiệp chế tạo pin mặt trời (PMT), trong đó đáng chú ý là lượng PMT công nghệ màng mỏng (thin-film PV) chiếm phần lớn trong tổng công suất lắp đặt (dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ, Malaysia, Đức…); và sự ra đời hàng loạt các nhà máy QĐMT. Công suất các nhà máy QĐMT nối lưới phát triển mạnh mẽ từ mức 200 KWp đã tăng lên tới mức 3GWp.

điện-công-nghiệp

Tình hình phát triển QĐMT trên bình diện toàn cầu trong năm 2008 đầy biến động

Bên cạnh quang điện mặt trời, nhiệt điện mặt trời cũng là ngành công nghiệp năng lượng với nhiều bước tiến và các cơ sở sản xuất mới.

Điện công nghiệp mặt trời hội tụ (concentrating solar power plant-CSP) mở ra nhiều khả năng cho phát triển cùng với các phương tiện sản xuất mới. Chảo nhiệt điện mặt trời Stirling là một kế hoạch của hai cường quốc năng lượng mới thế giới CHLB Đức và Tây Ban Nha với tham vọng độc chiếm thị trường NĐMT trong tương lai gần. Đây là bước đi thương mại quan trọng của công nghệ điện mặt trời Stirling.

Nhiệt mặt trời cũng phát triển mạnh đạt mức gấp đôi. Đun nước nóng mặt trời và năng lượng sưởi ấm tăng trưởng 15%/năm trong năm 2008, đạt khoảng 145 GWth, gấp đôi công suất năm 2004. Dẫn đầu thế giới là Trung Quốc với ¾ công suất lắp đặt toàn cầu, tiếp theo là Đức, Tây Ban Nha, Nhật… Và trong số các nước đang phát triển, Brazil, Maroc, Tunisia… cũng cho thấy tốc độ “tăng trưởng lắp đặt nóng” của các hệ đun nước nóng mặt trời.

Tiềm năng bức xạ mặt trời ở Việt Nam

Việt Nam là một trong các quốc gia có tiềm năng đáng kể về năng lượng mặt trời (NLMT). Các số liệu khảo sát về lượng bức xạ mặt trời cho thấy, các địa phương ở phía Bắc bình quân có khoảng từ 1800-2100 giờ nắng trong một năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân có khoảng từ 2000-2600 giờ nắng trong một năm.

điện-công-nghiệp

Bản đồ tổng lượng bức xạ mặt trời toàn cầu trung bình/năm (KWh/m2)

Nhìn một cách khái quát lượng bức xạ mặt trời ở các tỉnh phía Bắc giảm 20% so với các tỉnh miền Trung và miền Nam, và lượng bức xạ mặt trời không phân phối đều quanh năm. Vào mùa đông, mùa xuân mưa phùn kéo dài hàng chục ngày liên tục và nguồn bức xạ mặt trời dường như không đáng kể chỉ còn khoảng 1 – 2 KWh /m2/ngày, yếu tố này là cản trở lớn cho việc ứng dụng ĐMT.

Điều này không xảy ra đối với các tỉnh phía Nam và TP Hồ Chí Minh do có mặt trời chiếu rọi quanh năm, ổn định kể cả vào mùa mưa. Có thể kết luận rằng bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn cho các tỉnh miền Trung và miền Nam nói chung trong quá trình phát triển bền vững.

điện-công-nghiệp

Đồ thị bức xạ mặt trời & số giờ năng trung bình/ ngày của đại diện 3 vùng của Việt Nam

Hiện trạng năng lực điện công nghiệp mặt trời Việt Nam

Tuy còn non trẻ song ngành công nghiệp ĐMT Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng kể. Trong đó, TP Hồ Chí Minh với nguồn "tài nguyên nắng” dồi dào, và các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng lực lượng sản xuất, là một trung tâm có tiềm năng phát triển công nghiệp NLMT nhất trong cả nước. Vì vậy, TP Hồ Chí Minh được đánh giá là một “điểm tựa”, đột phá khẩu cho ngành công nghiệp ĐMT Việt Nam với lộ trình 20 năm.

Tính đến nay, điện công nghiệp mặt trời TP Hồ Chí Minh đã tạo dựng được một số cơ sở sản xuất tiêu biểu như nhà máy sản xuất Module PMT quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng công nghiệp sản xuất chế tạo các thiết bị điện tử ngoại vi phục vụ cho ĐMT xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa Solar và Công ty CP Nam Thái Hà, nhà máy “Solar Materials Incorporated” có khả năng cung cấp cả hai loại Silic khối (mono and multi-crystalline) sử dụng cho công nghiệp sản xuất PMT.

Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như modul PMT, các thiết bị ngoại vi inveter, các máy smarts, thiết bị ĐMT nối lưới công nghệ SIPV đã chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước và bước đầu vươn ra thị trường trong khu vực và thị trường thế giới.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, công nghiệp pin mặt trời TP HCM đã gần đi vào hoàn thiện, hiện chỉ còn thiếu hai khâu trong một quy trình công nghiệp khép kín, đó là tinh chế quặng silic từ cát và chế tạo phiến PMT từ phiến silic. Nếu hoàn thiện nốt hai khâu trên, Việt Nam sẽ trở thành một trong số ít những nước ở châu Á có nền công nghiệp chế tạo PMT khép kín.

Định hướng phát triển điện công nghiệp mặt trời Việt Nam đến năm 2025

Hướng đến việc xây dựng ngành công nghiệp ĐMT Việt Nam lên hàng đầu khu vực và cạnh tranh thế giới về công nghệ và sản lượng vào năm 2025, các nhà quản lý và các nhà khoa học đã đưa ra chiến lược phát triển kích cầu công nghiệp ĐMT Việt Nam, dự thảo đề cương Chương trình điện mặt trời siêu công suất 2010-2025. Dự thảo đã vạch ra các mục tiêu cụ thể của Chương trình là khai thác hiệu quả ĐMT đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong mọi tình huống (250 MWp = 456,25 tỷ KWh/năm), và cùng với lưới Quốc gia điện khí hóa 100% toàn bộ lãnh thổ Việt Nam vào năm 2025.

Chương trình mang tính tiên phong, đột phá, vượt qua nhiều thách thức và rào cản của cơ chế cũng như công nghệ còn hạn chế hiện tại ở Việt Nam, dựa trên tiêu chí xã hội hóa nguồn năng lượng, hướng tới sự phát triển bền vững. Hiện nay, Chương trình đã triển khai dự thảo 4 dự án lớn là dự án 10.000 mái nhà ĐMT, dự án nhà máy ĐMT nối lưới cục bộ 2MWp-5MWp, dự án 10.000 nguồn chiếu sáng công cộng bằng công nghệ tích hợp năng lượng mới; và dự án khu trình diễn năng lượng mới của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra còn có một số dự án khác như dự án xây dựng nhà máy sản xuất phiến PMT (Solar Cell) và bảng PMT (Solar Module), nhà máy chế tạo chảo nhiệt điện mặt trời !0KW & 25KW công nghệ Stirling, dự án xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị phụ trợ phát triển ĐMT, dự án xe taxi điện – ĐMT, dự án 10.000 thuyền câu mực ánh sáng tiết kiệm năng lượng từ ĐMT và gió...

Năng lượng là nhu cầu sống còn của nhân loại trong tương lai. Năng lượng cho phát triển trong cho thế kỷ 21 phải là năng lượng sạch, đó là những nguồn NLTT mà tiềm năng vô tận chính là NLMT. ĐMT là đích tới của loài người trong 20 – 30 năm tới, đó cũng là một thời gian tối thiểu để xây dựng và phát triển nền công nghiệp điện mặt trời TP Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Việt Nam cần phải trở thành một nước có nền công nghiệp NLMT tiên tiến, cạnh tranh thế giới, dựa trên chính tiềm năng NLMT dồi dào của mình.
hoc dien cong nghiep
Nguồn tin: Trịnh Quang Dũng

Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện công nghiệp

Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, hàng năm cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, làm từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, trong đó 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ sự mất an toàn trong quy trình sử dụng điện công nghiệp tại gia đình, sinh hoạt…

Có một thực tế là hiện nay các đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng điện công nghiệp (ngành Điện lực) mới chủ yếu lo khâu an toàn từ lưới điện đến cầu dao hoặc máy ngắt tổng, còn bên trong hộ tiêu thụ, hệ thống điện công nghiệp lại được câu mắc và sử dụng một cách khá tùy tiện, không có hướng dẫn cụ thể nào của các cơ quan chuyên môn. Nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, cột điện được tận dụng bằng cây cối hoặc lợi dụng địa hình, địa vật để câu móc điện; cáp dẫn, dây dẫn điện cũng lại sử dụng bằng những vật liệu gia công, rẻ tiền nên rất nguy hiểm, dễ gây chập cháy.

Ngoài ra, do thiếu hiểu biết cũng như không được tư vấn khi thiết kế nhà, người thiết kế chỉ lưu ý đến phần tiếp đất, chống sét bằng thu lôi chứ không lưu ý đến hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị điện sử dụng trong nhà. Do vậy khi xảy ra rò điện khả năng người sử dụng bị điện giật rất cao. Một điểm đáng lưu ý khác là thông thường, khi sản xuất các thiết bị điện, nhà sản xuất cảnh báo và ghi chú trên dây nguồn, trên phích cắm, làm các ổ có 3 chân, trong cáp có 3 dây, ngoài 2 dây nguồn còn có thêm dây thứ 3 màu vàng xanh, đó là dây tiếp đất chống rò điện. Nhưng người sử dụng lại không mấy quan tâm, đôi khi còn dùng kìm cắt chân thứ 3 nối với dây vàng xanh để cho dễ cắm vào ổ 2 lỗ trong nhà. Điều này gây nguy cơ điện giật khi sử dụng thiết bị điện.

Không chỉ liên quan đến việc lắp đặt hệ thống điện, theo giới chuyên môn, nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ điện cao là bàn là, bếp điện, lò nướng điện, ấm điện và nồi cơm điện. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật.

Đơn cử như việc dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện, dây dẫn sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, không đúng kỹ thuật, không đạt chuẩn dễ dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch. Ngoài ra, do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị lão hóa, gỉ sét cũng dẫn đến chập điện. Các loại bếp điện, lẩu điện, lò nướng, lò vi ba đều được sản xuất bằng kim loại, nếu điện bị rò rỉ sẽ tác động nhanh chóng đến người sử dụng. Trên thị trường hiện nay còn bán khá nhiều loại bình đun nước siêu tốc, chỉ mất khoảng 3 phút nước sẽ sôi. Do loại bình này có công suất lớn đến 2.000W nên nếu ổ cắm, dây dẫn không bảo đảm chất lượng sẽ gây chập điện.

Theo ông Lương Văn Phan, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, để đảm bảo an toàn về thiết bị điện, thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử, theo quy định tại Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, kể từ ngày 1-6-2010, 6 loại thiết bị điện và điện tử (gồm: dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng, máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác, ấm đun nước, nồi cơm điện, quạt điện) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy (CR).

Ông Phan cũng cho biết để phòng tránh những sự cố về điện công nghiệp cần phải tuân thủ các bước như: dây dẫn điện trong nhà phải có bọc cách điện chất lượng tốt, cỡ (tiết diện) dây dẫn điện phải được chọn sao cho đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn điện có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hỏa hoạn. Ngoài ra, khi thiết kế nhà, chủ nhà nên yêu cầu thiết kế hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị điện, tùy vào diện tích, số lượng các thiết bị mà có cách thiết kế lắp đặt riêng.Ổ cắm trong nhà nên dùng loại 3 lỗ, có nối đất an toàn vào lỗ thứ 3. Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra tất cả các phích cắm điện và dây điện trong nhà. Sửa lại những chỗ nối bị hở, không bao giờ để dây điện nằm trên thảm, sàn nhà. Không được đóng đinh vào tường gần ổ điện đi ngầm. Bao bọc các đồ điện gia dụng bằng kim loại cẩn thận bằng chất cách điện. Tránh dùng điện quá tải, không cắm vào ổ điện nhiều hơn số phích cắm mà nó có thể chịu được một cách an toàn…
hoc dien cong nghiep
Nguồn: Theo www.icon.evn.com.vn

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Tại sao tần số điện công nghiệp là 50Hz?

Xấu hổ quá , đến giờ mình vẫn chưa biết tại sao tần số điện công nghiệp lại là 50Hz.Bạn nào trả lời giùm đi? Cảm ơn trước nhé

Có lẽ vì ngày xưa khi ngành điện mới ra đời, người ta thấy tần số này là vừa phải so với tốc độ quay của máy phát và số đôi cực, tần số này nếu tăng nhiều thì sẽ làm tăng tổn hao bậc cao và trong vật liệu từ, nhưng nếu giảm xuống nhiều thì các thiết bị chiếu sáng như đèn huỳnh quang sẽ rung vì thế tần số chỉ nằm trong khoảng 50, 60 hz, sau này người ta đều làm theo thế nên tần số này được giữ cho đến nay. À câu này nằm trong 3 câu hỏi kinh điển của ngành điện -tại sao điện áp lại hình sin, -tại sao lại dùng 3 pha, -tại sao lại dùng tần số 50,60hz (duykiban) 

Ngày nay điện năng sử dụng trong công nghiệp dưới dạng dòng hình sin ba pha , vì động cơ điện ba pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ một pha , việc truyền tải điện năng bằng mạch điện ba pha tiết kiệm được dây dẫn hơn việc truyền tải điện năng bằng dòng điện một pha (duonghtd) 

Dùng 3 pha vì một lý do đơn giản là 3 pha sẽ tạo từ trường quay , do vậy hoạt động của động cơ sẽ đơn giản hơn? Rõ thế phải ko nào? 
Điện áp hình của nó vốn là thế? Hỏi tại sao nó hình sin thì sao ko hỏi tạo sao người ta lại định nghĩa hình đó là sin nhẩy??

theo tôi thì điện áp hình sin là do các máy phát điện hầu như đều là quay tuabin nên trong quá trình quay sẽ có những lúc dòng đạt cưc đại, cực tiểu, và đồng thời lại biến thiên theo thời gian nên mới ra cái hình sin, mọi người cứ thử tưởng tượng mà xem, còn nếu như trục kia không phải là trục thời gian thì có lẽ nó không còn là sin nữa mà có thể là tròn đấy

Nói như duonghtd thì tại sao người ta không dùng lưới điện 4,5 hay 6 pha, vẫn tạo được từ thông tròn cho các máy điện mà truyền tải lại tiết kiệm hơn nhiều?

Theo MC_apollon hiểu về điện áp hình sin thì do chuyển động quay nếu không phải là hình trụ thì sẽ tạo ra những lực không đều tác dụng lên trục tuabin dễ gây hư hỏng nên điện áp hình sin, chứ cứ thử để trục tua bin hình khác thì chắc đã là hình sin đấy) 

ta chọn tần số điện công nghiệp là 50Hz là để điện áp sin là tối ưu nhất 
néu để tần số thấp thì trong chiếu sáng đèn sẽ nhấp nháy như đã có người trả lời ỏ trên còn đối với máy điện như động cơ và máy biến áp thì khối lượng máy sẽ phải to lên vì vậy gây tốn kém 
còn nếu với tần số cao thì rất khó khăn trong việc chế tạo máy phát điện . Bởi với máy phát điện có tần số cao thì số vòng quay phải lớn làm cho ta phải thiết kế các cơ cấu cơ khí khác rất khó khăn .Nếu số vòng quay của rô to lớn kết cấu dây quấn của rô to không tốt thì sẽ bị bung ra , hiện nay một số máy điện quay với tốc độ 3000v/p kết cấu dây đã có vấn đè rồi
vấn đè nữa là nếu tần số điện công nghiệp cao quá sẽ làm dòng điện xoáy trong máy điện lớn cón nhiều lí do khác nũa nhưng nếu viết hết thì dài lắm bạn tự luận thêm trên cơ sở này nhé

Nguồn : Internet

Ngành Điện công nghiệp có là ngành nghề dễ kiếm việc


Cùng với xu thế phát triển toàn cầu, Ngành Điện công nghiệp là một trong những ngành đang phát triển mạnh hiện nay, do vậy cơ hội việc làm cho ngành học này luôn rất lớn.
Ngành điện công nghiệp là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.
Sinh viên ngành điện công nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, có kỹ năng thực hành cao về điện tử công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.
Điện công nghiệp
Ảnh minh họa
Tốt nghiệp ngành điện công nghiệp sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp và đời sống hàng ngày. Với tầm bằng tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp trên tay, bạn dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.
Theo thống kê sơ bộ hiện nay nước ta có khoảng 30 trường đại học, 11 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và hơn 100 cơ sở đào tạo nghề về chuyên ngành điện tử công nghiệp. Điều đó có thể thấy rằng nhu cầu tuyển dụng công nhân, kỹ sư có tay nghề liên quan đến ngành này luôn rất lớn. Tuy vậy điểm chuẩn ngành điện tử công nghiệp lại không hề cao, hệ đại học cũng chỉ dao động từ 14 đến 21 điểm.
Năm 2010, điểm chuẩn ngành điện tử công nghiệp của trường Đại học Điện lực hệ đại học là 15,5 điểm, hệ cao đẳng là 10 điểm; Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội là 21,5 điểm hệ đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội hệ đại học 21 điểm và cao đẳng là 10 điểm, trường Đại học công nghiệp TP.HCM cũng chỉ lấy 14 điểm,...
Ngành học điện tử công nghiệp hiện đang rất thu hút sinh viên, song chỉ tuyển sinh viên khối A là chủ yếu. Bạn có thể theo học ngành học này tại khắp các tỉnh thành trên cả nước với tất cả các hệ đào tạo từ trung cấp, cho đến đại học hoặc cao hơn ở bậc thạc sĩ hay tiến sĩ như: Đại học công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học công nghiệp Hà Nội, Công nghiệp TP.HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học Điện lực,...
hoc dien cong nghiep
Huyền Trang
Theo Báo GD&TĐ

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Ngành Điện công nghiệp

Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh.
999_dien_cong_nghiep_03
Kỹ sư Điện Công Nghiệp nghiệp thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác.